Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam. Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam. Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2007 trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Đồ Sơn cũ theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Phân chia hành chínhQuận Đồ Sơn có 4.237,29 ha diện tích tự nhiên và 51.417 người. Quận có 7 phường: Địa hình![]()
Bãi tắm biển Đồ Sơn
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa ,cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dáu để xây dựng khu Resort cao cấp,nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. ![]() Cơ cấu kinh tế
GDP trên đầu người năm 2005 ước đạt khoảng 1.100 USD [cần dẫn nguồn]. Khu bãi tắm
-Khu 1 :nằm ngay đầu của quận Đồ Sơn. -Khu 2 :có nhiều khách sạn hiện đại, cao cấp. -Khu 3 :khá yên tĩnh và kín đáo . ![]() Các khu du lịch giải trí,resortĐồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi,cắm trại, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà.
Nơi thăm viếng
![]() Các khách sạn nổi tiếng
Lễ hội
![]() Nguồn gốc của Kinh tộc Tam ĐảoVào đầu thế kỷ 16 (Hồng Thuận tam niên, cuối thời Lê sơ), một nhóm ngư dân khoảng trên dưới 100 người từ bán đảo Đồ Sơn (khi đó thuộc huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương, vốn là đất phát tích của Nhà Mạc) đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ (Wanwei), Vu Đầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin), ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lý của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung-Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Trải qua hơn 500 năm hòa nhập vào nền văn hóa địa phương, họ vẫn sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu và vẫn còn lưu giữ được nhiều truyền thống của người Việt từ xa xưa. Do chưa bị Hán hóa nên họ được gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo. Nguồn gốc tên gọi BatshaKhi nhắc đến Đồ Sơn người ta nghĩ ngay đến một trong những khu du lịch nổi tiếng của miền Bắc. Nhưng tiềm năng du lịch của Đồ Sơn mới bắt đầu được khai thác bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX. Còn trước đó hơn 2 thế kỷ, trong các thế kỷ XVII - XVIII, dù tên gọi Đồ Sơn chưa được nhắc tới nhưng trong thư tịch và bản đồ cổ của những nhà hàng hải, thương nhân châu Âu tới Đàng Ngoài[1] (chủ yếu là người Hà Lan và người Anh) thì tên gọi Batsha hay Batshaw đã xuất hiện phổ biển. Ngày nay người ta đã xác định được vị trí của Batsha (Batshaw) ở các thế kỷ XVII - XVIII là một làng chài (hoặc xóm chài) nằm trên bán đảo Đồ Sơn. Theo như mô tả của nhà hàng hải người Anh ở thế kỷ XVII William Dampier trong cuốn sách Du hành và Khám phá năm 1688, cư dân sống ở làng chài mang tên Batsha (Đồ Sơn ngày nay) không chỉ làm nghề đánh cá mà còn kiêm luôn vai trò làm hoa tiêu dẫn đường cho những thuyền buôn phương Tây vào vùng cửa sông Thái Bình thuộc khu vực các huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Đây là khu vực chủ yếu ở Đàng Ngoài nơi mà các thương thuyền đến từ phương Tây như Hà Lan hay Vương quốc Anh được tự do ra vào, buôn bán trao đổi hàng hoá và lưu trú lâu dài vào thời đó. Nhưng không phải chỉ những nhà hàng hải hay thương nhân châu Âu mới chú ý đến vai trò của Batsha (Batshaw) trên con đường thương mại của xứ Đàng Ngoài mà đến cả những tên tuổi vĩ đại trong lịch sử khoa học như Isaac Newton và Pierre-Simon Laplace cũng nhắc đến địa danh Batsha (Đồ Sơn) trong các tác phẩm của họ bởi hiện tượng thủy triều đặc biệt ở vùng biển Đồ Sơn. Trong tác phẩm khoa học kinh điển Principia Mathematica của nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại người Anh Isaac Newton xuất bản (nguyên bản tiếng Latinh) lần đầu vào năm 1687 có nhắc đến địa danh cảng Batsham nằm trong vĩ độ 20°50' bắc, thuộc vương quốc Tunquini (xứ Đàng Ngoài), nơi mà thủy triều lên xuống chỉ một lần trong ngày.[2] Newton cũng cho biết ông có được thông tin đó từ những nhà hàng hải, những người có thể đã từng du hành tới Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII. Hơn một thế kỷ sau đó, một nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại khác là Pierre-Simon Laplace (người được giới khoa học mệnh danh là Newton của nước Pháp) đã nhắc lại hiện tượng thủy triều ở Batsha trong tác phẩm nổi tiếng của ông xuất bản năm 1796 có tựa đề Exposition du système du monde.[3] Họ Phạm Hải Phòng |
QUÊ HƯƠNG HẢI PHÒNG > Du lịch Hải Phòng >