Kể từ ngày 01/01/2013 Website của dòng họ Phạm Công đã chính thức chuyển sang địa chỉ truy cập quốc tế với tên miền : www.hophamhaiphong.com. Xin thông báo đến tất cả họ hàng để biết và truy cập vào Website dòng họ !
Ban liên lạc họ Phạm Công
Thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
hophamhaiphong@gmail.com
Website: www.hophamhaiphong.com Hotline: 0943 866 833
HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG NHÂN NGÀY GIỖ TỔ 2/9 ÂM LỊCH 2016HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG NHÂN NGÀY GIỖ TỔ 2/9 ÂM LỊCH 2016Người Việt
có một phong tục rất hay, đó là thờ cúng tổ tiên ông bà. Cha ...
Được đăng 03:12 6 thg 4, 2019 bởi Hải Phòng Họ Phạm
Video Clip tường thuật lễ giỗ tổ họ Phạm Công năm 2015 !Video tường thuật lại lễ giỗ tổ họ Phạm Công, Ngày 2/9 âm lịch năm 2015 tại Thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, Hải Phòng. (Hình ảnh và bài ...
Được đăng 01:39 26 thg 4, 2016 bởi Hải Phòng Họ Phạm
Lễ giỗ tổ ngày 2 tháng 9 âm lịch năm 2013 !Ngày 2 tháng 9 âm lịch hàng năm là ngày lễ giỗ tổ ngành 3 dòng họ Phạm Công thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ...
Được đăng 08:50 16 thg 8, 2015 bởi Hải Phòng Họ Phạm
đăng 18:16 13 thg 11, 2016 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 03:12 6 thg 4, 2019
]
HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG NHÂN NGÀY GIỖ TỔ 2/9 ÂM LỊCH 2016
Người Việt
có một phong tục rất hay, đó là thờ cúng tổ tiên ông bà. Cha ông ta đã gửi gắm
vào đó một quan niệm sống rất hay. Đó là nề nếp gia phong. Thử tưởng tượng
trong một ngày giỗ ông bà, tổ tiên, cha mẹ bảo ban con cháu trong nhà lo việc nấu
nướng, bày biện bàn thờ với thái độ thành kính trong một không khí trang
nghiêm, trịnh trọng, đầm ấm ... như thế, truớc hết có tác dụng tạo nên một nề nếp
gia giáo. Không cần phải nói, con cái đã hiểu là phải tôn trọng cha mẹ mình như
cha mẹ mình tôn trọng ông bà. Cứ thế cứ thế, nề nếp đó được truyền từ đời này
sang đời khác. Bên cạnh đó, mỗi lễ giỗ tổ là một cơ hội để các thành viên trong
gia đình, trong dòng họ tụ họp, hỏi han nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống
gia đình là một nét đặc trưng của văn hóa Đông Phương, và với dân tộc Việt thì
tình cảm gia đình càng nồng ấm.
Thấm nhuần tư tưởng Thuần Việt đó, kể từ khi khánh thành nhà thờ họ Phạm Công ngày 10/7 năm Nhâm Thìn 2012 đến nay đã được hơn bốn năm, con cháu các thế hệ của dòng họ Phạm Công, từ những người ở gần, đến những người ở xa, từ các cụ già, đến các em nhỏ, đều một lòng một dạ, háo hức, vui mừng, phấn khởi hướng về quê hương đất tổ, hướng về với cội nguồn và coi đây như một ngày lễ lớn của dòng họ mà không thể quên, dù đang ở bất cứ nơi đâu...
Ngày giỗ tổ mùng 2 tháng 9 năm Bính Thân 2016
của dòng họ Phạm Công. Các con cháu được gặp gỡ các cụ các ông các bà tại nhà
Từ đường họ.
đăng 22:22 20 thg 10, 2015 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 01:39 26 thg 4, 2016
]
Video tường thuật lại lễ giỗ tổ họ Phạm Công, Ngày 2/9 âm lịch năm 2015 tại Thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, Hải Phòng. (Hình ảnh và bài viết sẽ được cập nhật sau).
Lễ giỗ tổ họ Phạm Công năm 2015
Họ Phạm Hải Phòng
www.hophamhaiphong.com
hophamhaiphong@gmail.com
Một số hình ảnh lễ giỗ tổ họ Phạm Công ngày 2 tháng 9 âm lịch tại thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập,
đăng 22:39 4 thg 10, 2015 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 23:23 4 thg 10, 2015
]
Thành phần cuộc họp: Ông Phạm Công Hải (Trưởng ngành 3 dòng họ Phạm Công) chủ trì cuộc họp, cùng sự tham gia của các ông, các bà, các chú, bác, anh chị em trong ban tổ chức hoạt động dòng họ. Thời gian họp bắt đầu từ 14h chiều ngày 4/10/2015 (Chủ nhật, ngày 22/8 âm lịch).
Do có tính chất năm 2015 là
năm tính tròn (5, 10, 15…) năm của ngành 3 dòng họ Phạm Công nên lễ giỗ tổ năm
nay được thống nhất sẽ có quy mô lớn hơn so với mọi năm lẻ khác. Lễ giỗ tổ sẽ được
mở rộng hơn về thành phần tham dự, quy mô buổi lễ và nhất là có bổ sung khách mời,
các hoạt động cúng tế được diễn ra từ hôm trước ngày giỗ tổ 2/9 của dòng họ Phạm
Công, thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, Hải Phòng.
Quy mô buổi lễ giỗ tổ năm 2015:
Thành phần tham dự: Toàn bộ
các con cháu dòng họ Phạm Công. Nam, nữ, dâu, rể, cháu chắt và gia đình.
Chốt danh sách ngày 30/8
âm lịch cho thím Lan (Hoặc chú Phạm Công Lành).
Quy định đóng xuất đinh: Mỗi
xuất đinh được quy định là 100k. Nếu trong trường hợp chồng không đi, cử vợ đi
thay thì cũng đóng: 100k.
Nếu 2 vợ chồng cùng có mặt
thì đóng 150k/đôi vợ chồng (Khuyến khích càng đông người tham dự càng tốt).
Thành phần khách mời trong lễ giỗ tổ:
Buổi lễ có mời trưởng các
ngành (1,2,3) + Ban khánh tiết nhà thờ họ.
Mời các cụ vai trên, bằng
vai cụ Hội và ban khánh tiết sẽ ko phải đóng xuất đinh
Ban khánh tiết của dòng họ
bao gồm: Diễn, Án, Nghiệp, Trúc , Ninh, Bắc, Thuấn, Soái
Quỹ khuyến học:
Quỹ khuyến học thống nhất
mức như sau:
+ Thưởng 200k (Cho các
cháu đỗ Đại học, học sinh giỏi cấp thành phố)
+ Thưởng 150k (Cho các
cháu đỗ Cao Đẳng, học sinh giỏi cấp huyện),
+ Thưởng 100k (Cho các
cháu đỗ Trung cấp, học sinh giỏi cấp trường)
Các cháu cần phải photo giấy
khen, giấy báo trúng tuyển cho thím Lan trước ngày 30/8 âm lịch để nhận được phần
thưởng của Quỹ khuyến học
Đội ngũ thực hiện việc bếp núc:
Chú Phạm Công Ngân được
giao nhiệm vụ chủ trì việc bếp núc, chuẩn bị theo thực đơn đã được duyệt,
chỉ đạo việc bếp núc trong lễ giỗ tổ ngành ba dòng họ Phạm Công, phân công cho
đội bếp cùng làm.
Trong đó, đội bếp núc bao
gồm: Thiệm, Quảng, Soát, Vinh, Miên, Ly, Hiệp, Thanh…(Cùng vài người nữa)
Thực đơn lễ giỗ tổ
bao gồm: Giò, Gà, Tôm, Thịt lợn Xào, 1 bát Nấu, Xôi, rau xào lòng gà. Mỗi mâm
có 1 chai rượu (Khoảng trên dưới 400k/mâm)
Cách thức tổ chức: Ngày hôm
trước vẫn tổ chức liên hoan, mắc rạp, biểu diễn văn nghệ. Thuê âm thanh và 1
đàn oocgan phục vụ bà con trong họ. (Chú Phạm Công Trúng phụ trách phần kêu gọi
ban văn nghệ biểu diễn)
Sau khi thịt lợn sẽ dành
ra Đầu lợn để thắp hương, chú Phạm Công Trúng và mọi người đại diện ra mộ thắp
hương mộ tổ, trên mỗi ban sẽ đặt 1 đĩa xôi,1 đĩa thịt lợn nguyên miếng
to.
Mời đội tế sẽ có mặt từ
chiều hôm trước: Chú Lành đại diện cho ngành mời đội tế.
Tế lễ sẽ diễn ra từ chiều
hôm trước: 5h chiều - 6h chiều, sau đó liên hoan, văn nghệ đến đêm.
Các hoạt động buổi lễ chính ngày 2/9 âm lịch:
Phạm Công Lâm phụ trách lên
kịch bản và dẫn chương trình buổi lễ giỗ tổ.
Nội dung cơ bản trong lễ
giỗ tổ sẽ có các phần sau (Dự thảo):
1, Từ 9h sáng bắt đầu cúng
tổ tiên. MC mời trưởng họ ngành 3 vào dâng hương trong nhà thờ tổ họ Phạm
Công. Mọi người lần lượt cùng đi theo sau, dâng hương lên bàn thờ tổ tiên.
2, Đại diện của dòng họ
lên phát biểu khai mạc (Có thể là trưởng họ hoặc có thể là các cụ, các ông sẽ
được thống nhất và cập nhật sau).
3, Một phút tưởng nhớ những người đã mất
trong năm qua (Ông Quả, bà Duyên, Cụ Ngoằn)
4, Trao quỹ khuyến học cho các cháu trong
dòng họ.
5, Công bố tình hình quỹ của dòng họ.
6, Công Đức xây dựng quỹ khuyến học, khuyến
tài.
7, Đóng góp ý kiến xây dựng dòng họ ngày một
phát triển.
8, Phát biểu tổng kết, cảm ơn bà con trong
dòng họ.
9, Liên hoan, thụ lộc.
10, Kết thúc buổi lễ, hẹn gặp lại vào buổi lễ tiếp theo.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐƯỢC CHỤP LẠI TRONG NGÀY DIỄN RA BUỔI HỌP
Nhà thờ họ Phạm Công vẫn luôn được chăm sóc và bảo vệ bởi những người con trong họ
Cổng vào nhà thờ họ Phạm Công
Bên trong có hòn non bộ mới được xây dựng
Cây Đào Tiên trong sân nhà thờ họ đã ra quả rất đẹp
Cây Đào Tiên trong sân nhà thờ họ đã ra quả rất đẹp
Cây Đào Tiên trong sân nhà thờ họ đã ra quả rất đẹp
Cổng nhà thờ nhìn từ phía trong ra ngoài
Ông Phạm Công Hải - Trưởng họ ngành 3 chủ trì buổi họp
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
Buổi họp chuẩn bị cho lễ giỗ tổ ngày 2/9 âm lịch sắp tới
đăng 05:53 4 thg 2, 2014 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 08:50 16 thg 8, 2015
]
Ngày 2 tháng 9 âm lịch hàng năm là ngày lễ giỗ tổ ngành 3 dòng họ Phạm Công thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Kể từ khi xây dựng xong nhà thờ họ, các cụ, các ông các bà và con cháu trong dòng họ có cơ hội được gặp gỡ, quây quần bên nhau trong mỗi dịp kỷ niệm ngày giỗ tổ. Đời sống tinh thần của mọi người trong dòng họ ngày càng no đủ hơn, tình cảm họ hàng ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. Nếu như trước đây, những ngày giỗ tổ chỉ đơn giản là tập trung ăn cỗ, thắp hương cho các cụ thì bây giờ mỗi dịp giỗ tổ đã trở thành ngày hội thực sự đối với bà con trong dòng họ. Mọi người đều nô nức hướng về quê cha đất tổ nhân dịp này, ai ai cũng thấy háo hức, phấn khởi với sự đổi sắc của dòng họ Phạm Công. Ngoài ý nghĩa nhớ về tổ tiên, nguồn cội thì việc tổ chức ngày giỗ tổ còn là lúc để giáo dục cho con cháu thế hệ tiếp theo của dòng họ phải nhớ đến truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", nhớ đến công lao ơn đức của ông bà, tổ tiên đã để lại. Truyền thống này sẽ được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác của dòng họ Phạm Công . . .
Dưới đây là một số hình ảnh của lễ giỗ tổ năm nay:
Backdrop chính, được chụp đêm hôm trước lễ giỗ tổ
Backdrop chính, được chụp đêm hôm trước lễ giỗ tổ
Backdrop chính, được chụp đêm hôm trước lễ giỗ tổ
Không khí chuẩn bị cho buổi lễ
Mọi người tập trung quây quần trước khi buổi lễ giỗ tổ bắt đầu
Công tác chuẩn bị giấy khen cho học sinh giỏi
Các cụ, các bà trong dòng họ ngồi uống nước trước giờ buổi lễ bắt đầu
Quang cảnh bên trong nhà thờ họ Phạm Công
Quang cảnh bên trong nhà thờ họ Phạm Công
Quang cảnh bên trong nhà thờ họ Phạm Công
Quang cảnh bên trong nhà thờ họ Phạm Công
Các cháu nhỏ được phát bóng bay nhân dịp này ...
Công tác chuẩn bị đã sắp hoàn thành
Ông Phạm Công Hải lên phát biểu
Ông Phạm Công Sao đại diện dòng họ lên trao tặng giấy khen cho các cháu học sinh giỏi
Ông Phạm Công Sao đại diện dòng họ lên trao tặng giấy khen cho các cháu học sinh giỏi
Ông Phạm Công Sao đại diện dòng họ lên trao tặng giấy khen cho các cháu học sinh giỏi
Ông Phạm Công Sao phát biểu
Ông Phạm Công Sao phát biểu
Ông Phạm Công Sao phát biểu
Một góc nhìn từ trên xuống của buổi lễ giỗ tổ
Phạm Công Lâm phụ trách dẫn chương trình Lễ Giỗ Tổ
đăng 08:26 9 thg 4, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 09:02 9 thg 4, 2013
]
Trong dịp lễ giỗ tổ 250 năm và chúc thọ các cụ, các ông, các bà trong dòng họ, ban tổ chức đã ghi lại một vài trích đoạn Video Clip để giới thiệu với mọi người trong dòng họ nhất là những người đang ở xa, không có mặt tại buổi lễ được theo dõi diễn biến buổi lễ một cách sinh động nhất. Những đoạn Video Clip dưới đây là do chính người nhà quay vì vậy không theo một kịch bản nào cả, chúng tôi không sắp xếp theo thứ tự mà chỉ là những trích đoạn của buổi lễ. Chúng tôi sẽ cố gắng thu thập thêm tài liệu để đăng tải trên website nhằm đáp ứng nhu cầu được theo dõi tình hình diễn biến của các buổi lễ trong dòng họ Phạm Công. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bà con cô bác nhằm giúp website ngày một phong phú hơn.
Dưới đây là một số trích đoạn:
TIẾT MỤC CA VỌNG CỔ : CHUYỆN TÌNH ANH BÁN CHIẾU (Thể hiện: Nghệ sĩ Phạm Công Minh Tuấn)
www.hophamhaiphong.com
TIẾT MỤC TAM CA 3 THẾ HỆ : MỪNG TUỔI MẸ (Thể hiện: Ông Phạm Công Nhất , chú Phạm Công Minh Tuấn, em Phạm Công Soát)
đăng 09:14 27 thg 3, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 09:44 27 thg 3, 2013
]
Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các
bác các cô các chú cùng toàn thể các anh chị em có mặt trong buổi lễ ngày hôm
nay !
Có hai câu như sau : “Kính
lão trọng thọ”, "Trọng già, già để tuổi cho", câu nói
đó của người xưa đã dạy chúng ta biết tôn kính người già, giữ gìn gia phong,
phép nước. Tục mừng thọ các cụ cao niên đã có từ lâu đời thể hiện nét đẹp
truyền thống văn hóa của người Việt Nam nói chung và đến năm nay đã
được tổ chức tại dòng họ Phạm Công chúng ta. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, gia
đình có cụ được chúc thọ đều vui hẳn lên. Nếu như trước đây đó là chuyện riêng
của mỗi nhà, mỗi họ thì ngày nay trở thành niềm vui chung của toàn thể xã hội.
Người cao tuổi là một vốn quý của xã hội,
những hoạt động tích cực của các cụ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Ngày hôm nay, chúng ta có mặt đông đủ ở đây bao gồm nhiều thế hệ trong dòng họ
Phạm Công, có các cụ, các ông, các bà, và các con các cháu, có cả các chắt nữa.
. . Ai nấy đều hân hoan, vui mừng phấn khởi và tự hào khi được tham gia vào Lễ
Chúc Thọ các cụ, các ông, các bà trong dòng họ. Đây cũng là lần đầu tiên được
tổ chức tại nhà thờ của dòng họ Phạm Công, thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện
Tiên Lãng, TP. Hải Phòng. Cháu xin được thay mặt những người con, người cháu
trong dòng họ gửi lời chúc các cụ, các ông, các bà mãi mãi vững tiến tới trường
thọ !
đăng 09:10 27 thg 3, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 09:45 27 thg 3, 2013
]
Dường như đã trở thành một thói quen, một nét rất riêng của dòng họ Phạm Công, mỗi khi có ngày giỗ tổ thì đêm trước ngày giỗ tổ, ban tổ chức thường tổ chức một chương trình ca nhạc chào mừng ngày lễ lớn của dòng họ. Năm nay cũng vậy, sân khấu ca nhạc là một nét văn hóa đặc sắc của họ Phạm Công, vừa hết sức gần gũi, ấm cúng, vừa mang ý nghĩa gắn kết tình cảm bà con họ hàng xích lại gần nhau hơn. Sân khấu ca nhạc họ Phạm Công ngày càng trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn và là món quà tinh thần không thể thiếu đối với tất cả bà con trong dòng họ.
đăng 03:51 26 thg 3, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm
[
đã cập nhật 09:45 27 thg 3, 2013
]
Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các bác các cô các
chú cùng toàn thể các anh chị em có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay !
Kể từ khi khánh thành nhà
thờ họ Phạm Công ngày 10/7 năm Nhâm Thìn 2012 đến nay đã được hơn nửa năm, con
cháu các thế hệ của dòng họ Phạm Công đã không còn phải lo lắng mỗi khi về thăm
quê. Chúng ta đã được thường xuyên thăm viếng và hương khói tại ngôi Nhà Thờ
khang trang và ấm cúng này để bày tỏ lòng tri ân của mình đối với tiên tổ ...
Từ mốc son lịch sử đó của dòng họ, chúng ta lại đã có những Ngày Giỗ Tổ hàng
năm đượctổ chức tại nhà thờ với đầy đủ
các ngành, các chi trong toàn dòng họ.
Thật vui mừng mỗi khi ngày
giỗ tổ đến gần thì cả dòng họ Phạm Công, từ những người ở gần, đến những người
ở xa, từ các cụ già đến các em nhỏ đều một lòng một dạ, háo hức, vui mừng phấn
khởi hướng về quê hương đất tổ, hướng về với cội nguồn và coi đây như một ngày
lễ lớn của dòng họ mà không thể quên, dù đang ở bất cứ nơi đâu ...
Kính gửi các cụ dòng tộc ! Cùng bà con cô bác họ Phạm Công !
Việc đi tìm lại cội nguồn là điều ai ai cũng muốn hướng tới và những người con trong dòng họ Phạm Công cũng vậy. Để duy trì và phát triển dòng họ ngày càng lớn mạnh, con cháu ngày càng biết quý trọng dòng dõi, tổ tiên, ông bà của mình thì mọi người trong dòng họ cần phải thực hiện từ đời này sang đời khác, thế hệ con cháu phải nối tiếp thế hệ cha ông ...
Một trong những việc quan trong là sắp xếp lại một gia phả dòng họ từ nhiều đời trước. Do thời gian đó đất nước Việt Nam còn đang trong thời kỳ chiến tranh, các cụ phần lớn học và viết bằng chữ nho nên việc duy trì và ghi chép gia phả cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Một trong những tài liệu quý của dòng họ Phạm Công còn sót lại được các cụ lưu giữ và ghi chép thông tin từ cách đây hơn 200 năm (Đời thứ nhất tại thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, hải Phòng) được gửi đến chuyên gia Viện Hán Nôm Việt Nam dịch. Trong năm 2012 cháu Phạm Vũ Lâm (Con bố Phạm Tiến Hải - trưởng họ ngành ba) đã đi lấy về dưới sự chỉ đạo của bố và các ông, các chú, bác trong dòng họ.
Thời gian tới đây, tài liệu này sẽ là tài liệu cơ bản để xây dựng một bộ gia phả hoàn chỉnh của dòng họ Phạm Công. Để thực hiện được điều này rất mong có sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các cụ, các ông trong dòng tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh của cuốn gia phả :