Danh nhân họ Phạm

  • ANH HÙNG PHẠM TUÂN ANH HÙNG PHẠM TUÂN: Tươi nguyên cảm xúc bắn rơi B52  TP (19-12-2012)- “Rất xúc động. Có thể cảm xúc nó không như lúc đó, nhưng vẫn rất ...
    Được đăng 08:21 25 thg 2, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm
  • Chính cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung Chính cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung :   Theo chính sử, hoàng đế Quang Trung có ít nhất 7 bà vợ và dự định cầu hôn với công chúa nhà ...
    Được đăng 03:43 10 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm
  • Tướng quân Yết Kiêu - Phạm Hữu Thế YẾT KIÊU (Thế kỷ XIII) Yết Kiêu là tuỳ tướng của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông tên thật là Phạm Hữu Thế. Quê ở làng Hạ Bì ...
    Được đăng 12:18 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm
  • Huyền Nữ Phạm Thị Trân - Tổ nghề hát Chèo Huyền nữ Phạm Thị Trân (925-976), người Hồng Châu, Hải Dương (có thể thuộc vùng đất thuộc huyện Ninh Giang bây giờ ?!) là người giỏi hát, múa và làm ...
    Được đăng 12:17 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm
  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng Phạm Văn Đồng Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Phạm Văn Đồng Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nhiệm kỳ 1955 – 1987 Tiền ...
    Được đăng 12:14 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm
Hiển thị bài đăng 1 - 5trong tổng số 6. Xem nội dung khác »

ANH HÙNG PHẠM TUÂN

đăng 08:21 25 thg 2, 2013 bởi Hải Phòng Họ Phạm

ANH HÙNG PHẠM TUÂN:

Tươi nguyên cảm xúc bắn rơi B52 

TP (19-12-2012)- “Rất xúc động. Có thể cảm xúc nó không như lúc đó, nhưng vẫn rất mới, vẫn như vừa xảy ra thôi” – Anh hùng, Trung tướng Phạm Tuân trò chuyện với Tiền Phong về trận đánh B52 cách đây 40 năm của ông.

 27-12-1972, Phạm Tuân trở thành phi công đầu tiên bắn rơi B52 ngay trên bầu trời Hà Nội.

Anh hùng Phạm Tuân nói: Quan trọng là làm sao vượt qua được B52. Chứ khi đã thấy nó rồi thì rất dễ đánh. Nhưng để vượt qua nó rất cam go, biết bao tổn thất.


 đầu tiên, ba chiếc lên không đánh được, về đều bị sa xuống hố bom; đêm thứ hai cũng thế. Nhiều đêm sau, có đồng chí hết dầu phải nhảy dù, có khi xuống bị gẫy càng trên đường băng. Chúng ta chịu rất nhiều tổn thất mới đánh được B52.

Để tiếp cận B52, phi công của ta phải vượt qua rất nhiều F4 bao vây, yểm trợ, ông có gặp nguy hiểm, khó khăn?

Ngay lúc đó thì tôi không thể nghĩ đến điều đó. Không cần biết có bao nhiêu F4, tôi chỉ cố tập trung để tiếp cận B52 ở phía trước thôi. Thậm chí, chỉ sợ B52 nó phát hiện ra mình rồi chạy mất. Còn F4 thị kệ nó, nếu nó bắn trúng, cùng lắm mình nhảy dù.

Thực ra, những đêm đó, bình quân khoảng bảy chục lần chiếc B52 vào đánh phá Hà Nội, có khoảng 3-4 trăm chiếc F4 hộ tống, yểm trợ, tức là rất nhiều, nó có thể bắn hạ mình bất cứ lúc nào…

 Đúng 21 giờ, tôi được lệnh xuất kích. Chiếc Mig-21 từ sân bay Yên Bái vọt thẳng lên tới độ cao hơn 10.000m. Được sự hỗ trợ của mặt đất, tôi tăng tốc hết cỡ, đến 1.400 km/h. Từ trên cao, tôi phát hiện B52. Tôi đã tiếp cận B52 theo đúng như những gì mình tính, cách nó 3 km, tôi bắn 2 quả tên lửa: Quả cầu lửa bùng lên trước mắt. Tôi lập tức tránh sang trái, thoát khỏi vòng nguy hiểm, trở về sân bay Yên Bái an toàn. Tất cả chỉ đơn giản như vậy. Có vài giây thế thôi. Sau này, nhiều nhà báo trong và ngoài nước cứ hỏi “Lúc đó ông nghĩ gì?”. Đúng là lúc đó, tôi chả có thời gian nghĩ gì cả! Ngay F4 đuổi theo phía sau, mình cũng không để ý. Lúc đó, chỉ có mục đích duy nhất là bắn hạ B52 và trở về an toàn.Anh hùng Phạm Tuân

Ông đã bắn B52 như thế nào? Có phải chính tuổi trẻ đã tạo nên bản lĩnh của người phi công đánh B52 ngày đó?

Lúc đó tôi đã 25 tuổi rồi, không trẻ nữa! Nhưng phải nói, lực lượng Không quân đánh B52 là cả vấn đề lớn vì so sánh lực lượng giữa ta và địch, thì với số lượng của mình lúc đó, đánh B52 là rất khó.

Không nói chúng bắn rơi mình mà mình có bắn được B52 hay không. Tuy nhiên, vào ban đêm không quân Mỹ bắn rơi mình không dễ, chúng tôi cũng không sợ.

Nhiệm vụ của chúng tôi là phải bắn rơi B52, đó là áp lực rất lớn, ai cũng lo. Trong đầu luôn thôi thúc “làm sao bắn rơi được B52”! Và phải sau 9 ngày không quân mới bắn rơi được B52.

Có hàng trăm máy bay oanh tạc đánh đường băng, sân bay, đánh chặn đường mình cất cánh, yểm trợ cho B52.

Chúng tôi phải rút kinh nghiệm, tìm cách đánh B52, thay đổi từ sở chỉ huy, dẫn dắt, hành động của phi công và thay đổi cách bay để giữ bí mật, bất ngờ.

Sau nhiều thất bại, chúng tôi tìm được “gót chân Asin” B52: Chỉ có cách duy nhất là đánh chúng từ trên cao xuống. Khi ta bay trên đầu B52, F4 sẽ phát hiện ra máy bay của ta chậm hơn. Khi đã ở độ cao, tích lũy được tốc độ, có phát hiện ra thì F4 của Mỹ cũng không làm gì được.

Trận đánh của ông đêm 27-12 như thế nào?

Rất đơn giản. Tất nhiên chúng tôi đã có tính toán trước. Tôi cất cánh từ sân bay Yên Bái, vừa lên thì gặp rất nhiều F4 đuổi theo. Khẩu lệnh ở dưới đất là cứ vượt qua nó mà đi, không đánh lại. Tôi vòng phải, vòng trái, nó bên này mình chạy bên kia, phải tích lũy được tốc độ, độ cao. Khi phát hiện B52, cách nó khoảng 3 km, tôi bắn cả hai quả tên lửa tiêu diệt.

Khi bắn rơi B52 thì cảm xúc của ông như thế nào?

Rất phấn khởi. Không phải chỉ riêng tôi, cả binh chủng đều phấn khởi, bởi vì lực lượng phòng không không quân đã bắn rơi tất cả các loại máy bay của Mỹ rồi, nhưng đến lúc đó B52 là “át chủ bài” của Mỹ mà sau 9 ngày đêm không quân chưa bắn được.

Tất nhiên không quân bay đêm cùng bảo vệ mục tiêu, phá đội hình làm địch phân tán để lực lượng, phòng không đánh tốt hơn. Nhưng không quân chưa đánh được B52 tức là vẫn còn cái nợ. Tôi là người trả cái nợ này!

Ngay giây phút đó ông nghĩ gì?

Nói thật là chẳng nghĩ gì. Bắn xong, phải “chạy” thật nhanh, để làm sao nó không bắn được mình.

Cuộc sống đời thường

Sau chiến thắng B52, cuộc sống của ông ra sao?

Tôi vẫn là bộ đội, tiếp tục bay chiến đấu và ở Bộ Tư lệnh cho đến năm 1996, là Phó tư lệnh Không quân. Sau đó chuyển sang làm Chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp Quốc phòng cho đến lúc về hưu. Về hưu rồi, tôi không tham gia bất cứ cái gì.

Nhìn lại chiến công 40 năm trước, ông có thấy mình rất may mắn?

Cũng có thể nói như vậy. Nhưng may mắn ở đây là hợp thời cơ. Thời cơ có, ta chớp được thời cơ đó để đánh. Giỏi mấy mà thời cơ chưa có thì cũng không làm được gì. Mình không ngồi chờ thời cơ đến, mà phải tạo ra thời cơ để đánh nó.

Bản lĩnh của một phi công có hai yếu tố: ý chí và biết đánh. Tức là biết phát hiện ra quy luật và hành động theo quy luật. Chỉ ý chí chưa đủ, vì nếu anh không có cách đánh, hay có cách đánh mà không quyết tâm, sợ nó chẳng hạn, thì không đánh được. Ý chí và cách đánh đi với nhau mới tạo nên bản lĩnh. Không chỉ chiến tranh, cuộc sống đời thường cũng như vậy.

Quy luật chiến tranh là quy luật khốc liệt nhất rồi. Trong kinh tế cũng vậy, rất quyết tâm làm có làm được không? Các tập đoàn kinh tế vừa qua đổ vỡ, có phải không quyết tâm đâu mà là làm sai quy luật. Kinh điển Mác nói: “Không có gì đau đớn bằng sự trả thù của quy luật”, đúng không?

Ông suy nghĩ gì về công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay?

Hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải luôn đi đôi với nhau, xây dựng tốt thì có tiềm lực để bảo vệ tốt; bảo vệ tốt làm hậu thuẫn cho xây dựng.

Bây giờ tiềm lực quốc phòng được nâng lên rất nhiều, không lạc hậu như ngày xưa, nhưng để đầy đủ phải có thời gian. Nhưng cái quan trọng, tôi nghĩ là con người đó như thế nào.

Trước hết những người lính, phải biết mình đứng ở đâu, làm gì để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chỉ người lính chưa đủ, mà phải toàn dân cùng có quyết tâm, có ý chí, để tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Cảm ơn ông.

Nguyễn Tuấn
Thực hiện

Chính cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung

đăng 03:42 10 thg 9, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 03:43 10 thg 9, 2012 ]

Chính cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung :
   Theo chính sử, hoàng đế Quang Trung có ít nhất 7 bà vợ và dự định cầu hôn với công chúa nhà Thanh, nhưng việc không thành vì ông đột ngột băng hà. 
   
Vua Quang Trung là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII, với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc cùng những trận đánh dẹp loạn trong nước và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào...

   Sách Những khám phá về hoàng đế Quang Trung ghi rằng, vua có Chính cung hoàng hậu họ Phạm, Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân, hoàng hậu Bùi Thị Nhạn và các bà vợ khác, như: bà mẹ của Nguyễn Quang Thùy, bà Trần Thị Quy người Quảng Nam, bà Phi họ Lê người Quảng Ngãi, bà Nguyễn Thị Bích người Quảng Trị.

   Chính cung hoàng hậu họ Phạm

   Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, bà họ Phạm năm 16 tuổi được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm 1788, bà được phong làm hoàng hậu, lúc đó tròn 30 tuổi. Như vậy, Chính cung hoàng hậu sinh vào khoảng năm 1759, kém Nguyễn Huệ (sinh năm 1753) 6 tuổi.
   Sách Tây Sơn Tiềm Long lục chép, hoàng hậu họ Phạm tên thật là Phạm Thị Liên, người Bình Định, là anh em ruột với Hộ giá Phạm Văn Ngạn, Giả vương Phạm Văn Trị, Thái úy Phạm Văn Tham và Thái úy Phạm Văn Hưng. Bà Phạm Thị Liên lại còn là anh em cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật. 
   Bà Phạm Thị Liên là một phụ nữ thôn dã, hiền lành, gắn bó với Nguyễn Huệ trong những “chặng đường vì nước vì dân” nên được ông rất mực quý trọng và thương yêu. Chính cung họ Phạm sinh hạ được 5 người con: 3 trai, 2 gái. Trong số con trai, Quang Toản được lập làm Thái tử, về sau là người kế tục sự nghiệp của vua Quang Trung nhưng không lấy gì làm xuất sắc. Hai người còn lại: một tên Quang Bàn, được phong Tuyên công Lãnh Ðốc Trấn Thanh hóa; một tên Quang Thiệu được cử làm Thái tể. Về con gái, có một người lấy Nguyễn Văn Trị, viên phò mã giữ cửa biển Tư Hiền, bị Nguyễn Ánh bắt vào năm 1801.
   Theo các tài liệu của Phái bộ Truyền giáo Nam Hà, nhất là lá thư của giáo sĩ Girard đề ngày 25/11/1792 gửi giáo sĩ Boiret ở Macao, thì khi hoàng hậu lâm bệnh, vua Quang Trung đã cho mời thầy thuốc người Âu đến chữa bệnh và đến khi hoàng hậu mất thì nhà vua đau đớn vật vã đến phát điên phát cuồng. Bà mất ngày 29/3/1791, nhưng đến ngày 25/6, mới đưa đi chôn cất. Bà được truy tặng là Nhân Cung Ðoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ Hoàng Chính Hậu. Mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.

Tướng quân Yết Kiêu - Phạm Hữu Thế

đăng 12:18 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm

YẾT KIÊU (Thế kỷ XIII)
Yết Kiêu là tuỳ tướng của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông tên thật là Phạm Hữu Thế. Quê ở làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).

Nhà ông rất nghèo, nên ngày ngày phải lặn lội ven sông mò cua, bắt cá. Yết Kiêu có tài bơi lặn giống như một loài thuỷ tộc. Sau này, ông là một trong năm tuỳ tướng tài giỏi và thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là: Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng và ông.

Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông thế kỷ XIII, ông chuyên dùng tài bơi lặn của mình để xâm nhập sâu vào đội hình địch để đục thủng đánh chìm các chiến thuyền, mang lại nhiều chiến công vang dội đóng góp lớn cho các cuộc kháng chiến. Cũng bằng tài bơi lặn của mình mà ông đã nhiều lần xông pha nơi trận tiền, giữa đội hình địch để cứu nguy và bảo vệ cho chủ tướng. Yết Kiêu rất được Hưng đạo Đại vương tin yêu và trọng dụng. Đã có lần Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ướm hỏi về việc nhiều người khuyên can Đại vương hãy lấy lại ngôi vua từ ngành thứ về cho ngành trưởng (Cụ Trần Liễu thân phụ của Trần Hưng Đạo là anh của Trần Cảnh vị vua đầu tiên của Triều Trần. Chi tiết của sự việc nhiều người đã biết).


Hưng đạo Đại vương thử hỏi:

“…Khi phụ thân ta (tức Trần Liễu) sắp mất có dặn bảo ta phải lấy cho được thiên hạ, thì Người mới an lòng nhắm mắt. Nhà ngươi thấy thế nào, có nên làm thế không?..”

Yết Kiêu thưa:

“…Làm vậy tuy có phú quý nhất thời mà ô danh muôn thuở. Tôi muốn làm quan hầu cho Đại vương đến lúc già chết, chứ không muốn làm quan với ông vua bất trung…”


Khi ông mất, vua Trần truyền lập đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông

(tên nôm là làng Quát). Hội đền Quát được tổ chức long trọng và rất lớn hàng năm vào ngày 15-8 âm lịch để tưởng nhớ Yết Kiêu. Lễ hội có tục bơi thuyền chải nam, nữ. Yết Kiêu được tôn là ông tổ của ngành bơi lặn nước ta.

Ở Hải Dương, cùng với đền Quát còn có nhiều nơi thờ phụng Yết Kiêu, nhất là những nơi ông đánh trận ngày xưa. Đặc biệt tại làng chài có tên Nam Hải, thuộc xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cũng có một ngôi đền do nhân dân lập lên để thờ Yết Kiêu (tức Phạm Hữu Thế). Tại đây, nhân dân coi ông là người khai thiên lập địa, là vị Thành hoàng của cả xã. Vì hầu hết người dân Kênh Giang hiện nay vẫn giữ nghề sông nước, nhưng đã vươn xa hơn ra ngoài tỉnh và ra cả biển. Điều đặc biệt tại ngôi đền này còn lưu truyền được một vật vô giá, đó là chiếc mũ chiến cổ bằng đồng rất nặng của chính Yết Kiêu đội khi đi đánh trận. Lễ hội tưởng nhớ Yết Kiêu tại đây diễn ra vào 15- Giêng âm lịch hàng năm, cũng thu hút rất đông du khách thập phương tìm về tham dự.


Về danh tướng Yết Kiêu – Phạm Hữu Thế, đời sau có thơ vịnh rằng:

“Hồ Hải xông pha tỏ ý mình

Không nề lặn lội cứu sinh linh

Đáy nước khoan thuyền bắt Bá Linh

Cướp vía Thoát Hoan khi đắc báo

Giáp oai Hưng Đạo lúc hành binh

Một mai phá giặc thành công lớn

Rạng vẻ trời Nam một tướng tinh”.


Giai thoại, truyền thuyết
về tướng quân Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế

Ai trong số những người họ Phạm chúng ta cũng luôn tự hào về tướng quân Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế. Một vị tướng tài giỏi của Nhà Trần, một gia nô hết mực trung thành của Trần Hưng Đạo.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn lưu truyền một số giai thoại, truyền thuyết, ca ngợi công đức và tài năng của ông, xin trân trọng giới thiệu với bà con trong dòng tộc để chúng ta thêm tự hào về một thuở cha ông.

1. Trâu thần và Yết Kiêu

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế. Quê cha (cụ Phạm Hữu Hiệu) ở làng Hạ Bì, còn gọi là làng Quát ( xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Nhưng quê mẹ (cụ Vũ Thị Duyên) lại ở Lôi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà cùng tỉnh. Bố làm nghề đánh cá. Nhà nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Phạm Hữu Thế đã phải nối nghiệp bố lăn lộn trên sông nước, kiếm ăn nuôi mẹ. Truyền thuyết kể nhiều về tuổi niên thiếu của ông.

Một hôm, về Lôi Động, ông đi gánh nước, thấy hai con trâu một đen một trắng húc nhau chí mạng. Con trâu đen thua nhưng cuc, đánh sừng rất hiểm. Con trâu trắng phi phàm, húc khỏe nhưng ra đòn nhởn nhơ. Vốn có sức khỏe vật được trâu, Hữu Thế hạ đôi thùng gánh nước, dùng đòn ống vụt vài miếng thượng hạ. Trâu đen dính đòn chạy re, lao vào làng. Trâu trắng né đòn như người, một cú xiên rất hiểm làm trâu trắng ngã lăn và kỳ lạ thay tan thành ánh nắng mờ ảo rồi biến mất. Chỗ đất trâu đứng tìm thấy hai chiếc lông. Cầm lên ngắm, tự nhiên Hữu Thế thấy máu bừng lên mặt. Ông chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi, lên bờ thấy lông không ướt, có lẽ nó cũng muốn tan trong nắng. Hữu Thế vội nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng (Nhập thủy như phúc bình địa).

Đêm ấy về nhà, ông kể với mẹ. Vũ Nương bảo đó là chuyện đại cát. Hai mẹ con đều mơ một giấc mơ hệt nhau. Sáng ra kể, xóm làng đều cho là lạ.Giấc mơ đó là, hai mẹ con được đón một đôi trai thanh gái lịch, họ vào nhà Vũ Nương, vách đất, nền đất biến thành lâu đài. Cái ao dào dạt sóng vỗ thành con sông dài tít tắp. Trời không trăng vẫn rực sáng. Ở gốc xoan, một con trâu trắng thừng xuyên mũi buộc chặt gốc cây. Hữu Thế dụi mắt bảo mẹ: “Đúng con trâu sáng con gặp đây”. Người con trai và cô gái bảo: “Ta là Ngưu Lang và Chức Nữ, nay dịp Ngâu chúng ta gặp nhau, không chăn trâu cho trời được, phải buộc mũi không nó đi khắp bầu trời biết đâu mà tìm”. Vũ Nương hỏi: “Chúng tôi ở đâu?”. Ngưu Lang bảo: “Lúc sáng tôi đi tìm trâu gặp con trai bà, con bà không làm hại trâu. Tôi muốn mời hai mẹ con bà lên trời chơi để trả ơn. Đây là đào tiên vườn Tây Vương Mẫu, tôi biếu bà một giỏ. Còn con trai bà sau này sẽ được lưu danh trong quốc sử vì có nhiều công lao giúp nước”. Hữu Thế tò mò hỏi: “Sông gì sáng thế?”. Người con trai bảo : “Cậu sẽ nổi danh vì sông nước mà không biết sông này ư!”. Nói rồi người con trai vỗ tay cho con sông cuộn sóng cao ngất: “Đó là sông Ngân Hà. Ta sẽ còn bảo trâu thần, cày thần xuống giúp đất Bàng Hà sau vài bốn trăm năm nữa”. Chợt trên sông Ngân rợp tiếng quạ kêu. Chúng vừa bay đầy trời vừa đan kết thành cây cầu Ô Thước. Ngưu Lang nhẹ nhàng bảo Chức Nữ: “Thôi ta về”. Cô gái mỉm cười đi theo, đằng sau là con trâu trắng. Thế là tan giấc mộng.


2. Làm tướng đánh giặc

Tài năng Hữu Thế ngày một nổi tiếng. Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu. Cùng với Dã Tượng là tướng tài lục quân, Yết Kiêu là tướng sông nước. Hai ông được Trần Hưng Đạo coi là gia nô, cận vệ trung thành, tài trí và mưu lược. Có phen chặn giặc ở biên giới, địch mạnh ta phải lui. Hưng Đạo vương định lui quân theo đường chân núi, Dã Tượng can vì đoán có quân Nguyên mai phục. Song rút đường sông thì biết tìm đường nào? Yết Kiêu đi dò đường từ hôm trước đã đợi ở bãi Tân. Khi Trần Hưng Đạo quay khỏi núi về đường thủy trời đã mờ tối, nhìn bến nước mờ ảo vẫn có con thuyền nhỏ đứng đợi và sau đó đưa Vương rút lui an toàn. Kỵ binh giặc Nguyên không hiểu quân Trần có tài thăng thiên hay là độn thổ nữa. Đại vương Hưng Đạo cả mừng mà rằng: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ 6 cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường. Yết Kiêu, Dã Tượng là cánh chim hồng hộc của ta”.

Giữa Trần Liễu (phụ thân Trần Hưng Đạo) và em là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông) có mối bất hòa lớn do Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu nhường vợ cho Trần Cảnh. Trần Liễu đã nói với Trần Hưng Đạo là phải vì cha mà lấy thiên hạ. Khi thế nước lung lay, quyền bính quân quốc đều nằm ở trong tay mình, con Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Tảng khuyên cha thực hiện ý đồ của ông nội. Ý đã quyết, nhưng Trần Hưng Đạo vẫn muốn thử lòng 2 gia nô cật ruột là Yết Kiêu và Dã Tượng, cả hai đều can.


Yết Kiêu có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc Nguyên, được vua Trần phong tặng: “Trần triều Hữu tướng Đệ nhất bộ đô soái thủy quân, Tước hầu”.


Chuyện đánh giặc của Yết Kiêu được dân làng Lôi Động kể rất nhiều. Người người còn nhớ mãi chuyện ông dùng tài lặn đánh đắm thuyền giặc, bị bắt còn lừa được giặc nhảy xuống sông thoát….Lần ấy, ông có nhiệm vụ khóa đuôi một cuộc hành quân đường thủy. Thuyền lương đi chậm quá, ngoặt sang khúc sông khác thì thuyền địch đến. Những tên giặc Nguyên mình trần đầu trọc, thấy thuyền Yết Kiêu chỉ có một mình ông, chúng hò nhau đuổi hòng bắt sống ông.Chúng hí hố reo mừng, cá tươi, thịt béo, rượu nồng ngả ra kín đặc quanh Yết Kiêu. Bất ngờ, ông xuống tấn khiến thuyền lật úp. Quân Nguyên chờ mài không thấy ông nổi lên, rà đáy sông, buông lưới vẫn không thấy gì. Về đến quân doanh nhà Trần, ông mới tươi cười kể: Lúc đó có con cá chép cực lớn lượn qua, ông đã leo lên mình cá, bơi nhanh thoát ra khỏi vòng vây. Từ khi có hai chiếc lông trâu của Ngưu Lang, Yết Kiêu có tài bầu bạn với cá nước như với người.

Ở quê Hạ Bì, dân làng đã làm con cá chép bằng gỗ quý, mình dài 1m20, giữa thân đường kính 28cm, đục rỗng. Vây, vẩy được cách điệu bằng các hoa văn trang trí sinh động. Đầu cá to, râu dài vắt hai bên mép, miệng há to vểnh lên trông rất ngộ nghĩnh và độc đáo.


3. Với công chúa nhà Nguyên

Yết Kiêu từng tháp tùng đoàn sứ bộ sang cống nhà Nguyên. Vì phục tài, quý đức trung hiền của Yết Kiêu mà vua Nguyên bỏ cả hiềm khích, cho công chúa và chục nàng hầu đến dinh sứ bộ để hầu hạ từng người. Vua Nguyên mật lệnh cho công chúa phải có con trai với tướng nhà Trần và tìm cách nếu có thể thì giữ chân Yết Kiêu lại. Éo le thay, Yết Kiêu thì vô tình mà công chúa thì hữu ý. Nàng cảm phục người con trai đất Bàng Hà, rồi đem lòng yêu thương, thầm nguyện theo hầu chăn gối…Sự tình chẳng ai hay, đoàn sứ bộ vẫn làm tròn phận sự rồi mãn hạn ra về. Yết Kiêu lại tháp tùng đoàn chu đáo và cẩn trọng…Công chúa nhà Nguyên đâm nhớ thương, tủi hờn, oán vua cha, trách thân trách phận. Thế rồi, nàng mặt mày ủ ê, sầu thảm…


Những vần thơ được lưu truyền đến ngày nay, tương truyền được công chúa nhà Nguyên ngâm ngợi và thêu vào khăn áo gửi theo đoàn sứ bộ Đại Việt:

Độc thượng giang lâu tứ liễu nhiên
Nguyệt quang như thủy, thủy như thiên
Đồng lai vọng nguyệt nhân hà xứ
Phong cảnh y hy tự khứ niên.

Cao lão ở làng Lôi Động phỏng dịch là:

Lên lầu dạ thấy bồi hồi
Trăng soi bóng nước, nước trời hòa nhau
Cùng ta thưởng nguyệt đêm nao
Bây giờ đã ở phương nào, người ơi ?!

Và lại nữa:

Dục biệt khiên Lang Y
Lang kim đáo hà xứ
Bất hận quy lai trì
Mạc hướng lâm cùng khứ.

Có lời dịch là:


Dứt áo phút ly biệt
Thiếp hỏi chàng đi đâu
Chẳng hận về sai hẹn
Chỉ mong chớ phụ nhau.

Rồi công chúa nhà Nguyên ốm to. Vua Nguyên cuống lên, ra chỉ để công chúa sang thăm Đại Việt, cầu hôn Yết Kiêu. Sang đến vùng biên giới (Móng Cái bây giờ) thì nàng được tin Yết Kiêu đã tạ thế. Nàng bèn sai lập đàn để cầu siêu cho “ linh hồn”Yết Kiêu tịnh độ. Lại tự lập đàn cầu siêu cho mình, rồi công chúa quyên sinh trên đất Đại Việt…Đáng thương cho công chúa nhà Nguyên, nàng có biết đâu, cái ngón “mỹ nhân kế” của vua cha, sang Đại Việt gặp phải người sắt đá, anh hùng…đâu có lụy nữ nhi thường tình mà mắc vào bẫy, sa vào mưu chước hậu chiến của giặc Nguyên. Yết Kiêu nghe tin, cũng thật thương cho người con gái đài các cao sang mà nhẹ dạ.

Đời sau, ở đền Quát (nơi thờ Yết Kiêu đến bây giờ) dân làng cũng lấy đá tạc 9 nàng hầu và 2 vệ sĩ để thờ vọng hương hồn người đã trao mối chân tình với Yết Kiêu. Thực ra, có lẽ do xuất thân từ thường dân, chức phận gia nô, nên sử sách không ghi nhiều về Yết Kiêu (?!). Nhưng đối với nhân dân, tướng quân Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế sống trong huyền thoại và dã sử, sống mãi trong lòng dân muôn đời. Những câu chuyện trên đây là minh chứng cho nhận định ấy và được truyền bá rộng rãi nơi quê hương ông và cả nững nơi ông đã từng đánh giặc giữ nước./.

Họ Phạm Hải Phòng
hophamhaiphong@gmail.com

Huyền Nữ Phạm Thị Trân - Tổ nghề hát Chèo

đăng 12:17 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm



Huyền nữ Phạm Thị Trân (925-976), người Hồng Châu, Hải Dương (có thể thuộc vùng đất thuộc huyện Ninh Giang bây giờ ?!) là người giỏi hát, múa và làm trò nổi tiếng trong đám hý phường thời Đinh. Bà là người phụ nữ nhan sắc, lại có tài múa hát, bà luôn giữ vai trò chủ chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát và làm trò thời đó. Lời ca tiếng hát của bà được dân gian ca ngợi thành thơ:

    Múa hát như muốn hát bàn đào
    Hát giục mây bay, giục gió ào
    Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác
    Lời than làm nhỏ lệ đồng bào


Khoảng niên hiệu Thái Bình (970-979), viên quan cai trị hạt Hồng Châu tiến cử bà lên triều đình. Bà được vua phong chức Ưu Bà, chuyên dạy múa hát, các trò biểu diễn trong quân ngũ. Bà dạy binh lính gảy đàn, đánh trống, múa hát…với những lời ca mang tinh thần thượng võ và yêu nước. Dần dần, bà đưa các bộ môn nghệ thuật đó lên sân khấu, diễn tả từng tích sinh hoạt gần gũi với nông dân, được quân lính yêu thích. Nghệ thuật hát chèo nảy sinh từ đó.

Ưu bà Phạm Thị Trân qua đời tương truyền vào ngày 12-8 năm Bính Tý (976). Sau khi bà mất được hậu thế suy tôn là Tổ nghề hát chèo.

Cũng từ đó đến nay, các phường hát chèo lấy ngày 12-8 Âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Tổ nghề của mình.

Phạm Văn Chức

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

đăng 12:14 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm

Phạm Văn Đồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phạm Văn Đồng
Pham Van Dong.jpg
Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Nhiệm kỳ 1955 – 1987
Tiền nhiệm Hồ Chí Minh
Kế nhiệm Phạm Hùng
Sinh 1 tháng 3, 1906
Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi
Mất 29 tháng 4, 2000 (94 tuổi)
Hà Nội

Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (19551987).

Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là .

Mục lục

Tiểu sử

Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung.

Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris, Pháp, 1946.

Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương.

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Năm 1954, ông là Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.

Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.

Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba LanMông Cổ.

Về cuối đời, dây thần kinh đáy mắt của ông đã bị teo nên mắt ông mờ dần và ông thường xuyên phải đeo kính đen.

Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi và là chính trị gia nhiều tuổi nhất vào lúc bấy giờ.

Gia đình

Ông có vợ là bà Phạm Thị Cúc và một con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương - Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự. Ông đặt tên con trai mình là Sơn Dương để ghi nhớ những ngày tháng kỉ niệm ở chiến khu Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Vợ ông bà Phạm Thị Cúc bị bệnh tâm thần từ năm 1951,[cần dẫn nguồn] theo các bác sĩ nguyên nhân dẫn tới bệnh của bà Cúc là do thời gian dài bị Thực dan Pháp khủng bố tinh thần và thiếu thốn tình cảm vợ chồng.[cần dẫn nguồn] Vì lí do đó mà về sau cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dọn về ở hẳn nhà riêng chứ không thường xuyên ở và làm việc trong khuôn viên Phủ Chủ tịch như trước nữa, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện chữa chạy của phía Liên Xô bệnh của bà cũng đỡ trầm trọng hơn nhưng vẫn không khỏi được.[cần dẫn nguồn]

Đánh giá

Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét về ông "tác phong giản dị mà lịch thiệp", "lối sống đạm bạc mà văn hóa" "rất mực ôn hòa" "hết mức bình dị" và "Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh “Sáu Búa” thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.".[1]. Đài RFI nhận xét khi ông mất: "Ông được tiếng là sống giản dị trong sạch nhất...".[2] . Một website ở nước ngoài cũng đã tóm lược về ông: "Phạm Văn Đồng được rất nhiều người Việt Nam yêu mến vì cá tính chân thật và bình dị cũng như sự tận tụy cống hiến…".[3]. Ông là một người quan tâm nhiều đến lĩnh vực giáo dục, văn hóa.

Trong những năm cuối đời ông trăn trở với tệ nạn tham nhũng. Trong bài viết cho Tạp chí Cộng sản tháng 5 năm 1999 nhan đề "Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam", có đoạn "Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh và lợi. Những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch không thể coi thường".[4] và "Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.".[5]

Tuy nhiên ông cũng phải chịu trách nhiệm một phần về sự khủng hoảng kinh tế đất nước nhiều năm trước đổi mới, là những năm ông điều hành bộ máy Chính phủ.

Di sản

Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý ngày 4 tháng 9 năm 1958[6]. Phạm Văn Đồng sau đó đã viết một Công hàm gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958[6] và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn:

Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.

Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông vì trước đó trong số báo ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc với những khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trong biển Đông"[6].

Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.[7][8]

Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý và nếu khi đó Hà Nội có phản đối tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.[9]

Hình ảnh công cộng

Hiện nay ở thủ đô Hà Nội, tên của ông được đặt cho đoạn đường nối từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu đến cầu Thăng Long mở đầu cho tuyến đường dẫn từ nội thành Hà Nội tới sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra tại Việt Nam, tên ông còn được đặt cho nhiều tuyến đường lớn ở Đà Nẵng, Nha Trang... Tại Quảng Ngãi, một trường đại học mang tên ông, dựa trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi.


Họ Phạm Hải Phòng
hophamhaiphong@gmail.com

Giáo sư Phạm Thiều - một trí thức yêu nước

đăng 12:13 2 thg 5, 2012 bởi Hải Phòng Họ Phạm   [ đã cập nhật 12:15 2 thg 5, 2012 ]



Giáo sư Phạm Thiều
sinh ngày 4 tháng 4 năm 1904 (Giáp Thân) tại làng Tràng Thân, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước và hiếu học. Bố ông là cụ Phạm Thâm, năm 1909 đậu cử nhân được bổ nhiệm Huấn đạo ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Giáo sư lúc nhỏ theo học chữ Hán được bố kèm cặp, thi Hương khoá cuối cùng ở Huế nhưng không đậu vì bị coi là phạm trường quy, trở về quê học tiếng Pháp và học ở Trường College Vinh, thi đậu Primaire vào học Quốc học Huế, thi đậu văn học trường Cao đẳng Sư phạm Đông dương, Hà Nội.
Những năm học trường Đông Dương học xá, Giáo sư đã kết bạn và cộng tác với nhiều người có chí hướng yêu nước hoạt động chính trị, lập hội kín Hương Nam, truyền bá Quốc nĩư trong giới học sinh, sinh viên.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (1927), Giáo sư được phân công vào Nam bộ dạy các trường ở Cai Lậy, Hà Tiên, Gò Công, Rạch Giá, Gia Định. Ở đây, Giáo sư truyền bá Quốc ngữ và đào tạo thanh niên nêu cao tinh thần yêu nước.

Năm 1938 ông về dạy trường Petrus-ký Sài Gòn. Ông dạy chữ Hán, tiếng Pháp và Văn chương Việt Nam. Giáo sư vừa dạy học vừa hoạt động xã hội, viết văn, viết báo cho tổ chức cách mạng.
Giáo sư có kiến thức Đông Tây Kim Cổ phong phú nên khi giảng dạy có tính thuyết phục cao. Học sinh mỗi khi nghe giảng hiểu sâu, dễ nhớ. Ông có tài minh hoạ bằng thơ ca dân tộc, bằng chữ “hiếu” chư “trung”, tức là về long yêu nước , yêu dân tộc, từ đó truyền bá Quốc ngữ và vận động thanh niên tham gia cách mạng..

Để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8 – 1945, ông Huỳnh Tấn Phát thành lập Tổ báo Thanh niên Tiền phong, và cử Giáo sư Phạm Thiều làm chủ bút. Tờ báo đã thu hút hàng trăn thanh niên , sinh viên, các nhà yêu nước, trí thức và Phật giáo tham giacách mạng 1945.

Giao sư Phạm Thiều có uy tín cao trong giới thanh niên trí thức Sài Gòn nên ông Phạm Ngọc Thạch cử Giáo sư đi diễn thuyết, tuyên truyền 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh ở Bà Chiểu, Phú Nhuận, Phú Thừa. Những nơi này nhiều người nghe tin Giáo sư đến nói chuyện, đã kéo đến nghe chật cả hội trường, sân bãi. Họ rất thán phục tài hung biện của Giáo sư. và đã hưởng ứng 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Họ chuẩn bị giáo mác, tầm vông làm vũ khí chuẩn bị gia nhập Việt Minh để cứu nhà cứu nước, tiến tới làm cuộc cách mạng thành công ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Nam bộ.

Khi Pháp chiếm Sài Gòn, Giáo sư theo bộ đội về miền Đông Nam Bộ và được phân công nhiều chức vụ quan trọng như: Giam đốc Trường quân chính Biên Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Khàng chiến Hành chính Nam Bộ, Giam sđốc Sở Thông tin - tuyên truyền Nam Bộ, Trưởng phòng Hoa kiều vụ Nam Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 8 năm 1954, Giáo sư tập kết ra Bắc, làm Trưởng phòng thông tin - báo chí Bộ Ngoại giao, Phó giám đốc Nha giáo dục Bộ Giáo dục, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Tiệp Khắc và Hungari.

Hết nhiệm kỳ , Giáo sư về nước , làm Trưởng ban Hán Nôm - Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, Đại biểu Quôc hội khoá VI, Uỷ viên Chủ tịch đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam.

Năm 1975, Giáo sư được điều động vào Sài Gòn làm Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn nửa cuộc đời với bao nhiêu sức lực và trí tuệ, tâm huyến hoạt động cách mạng (1927-1986), trải qua bao nhiêu thăng trầm, biết bao sự kiện trọng đại của đất nước, Giáo sư Phạm Thiều vẫn kiên trung một long đi theo Đảng, theo Chủ nghĩa Mác – Lênin đến hơi thở cuối cùng. Ông đã để lại biết bao kỷ niệm sâu lắng trong đồng nghiệp, trong bạn bè đồng chí trong nước cũng như bạn bè đồng chí quốc tế trong suốt cuộc đời hoạt động của Người

Gia tộc họ Phạm@
hophamhaiphong@gmail.com

1-6 of 6