XÂY DỰNG BỘ GIA PHẢ THEO PHONG CÁCH MỚI Có câu thơ như thế này: “Anh em cùng dòng
máu Câu thơ trên của dân gian là một ví dụ vui về việc nếu không có gia phả thì cũng không biết chúng ta có họ hàng với nhau. Để mở bài cho một bài viết về việc xây dựng cuốn gia phả của dòng họ Phạm Công. Mời quý vị cùng tìm hiểu ! Gia phả là cuốn sách biên chép lịch sử các thế hệ của gia đình, họ tộc. Xưa nay gia phả vẫn được coi là "gia bảo". Đọc gia phả giúp các lớp hậu thế hiểu rõ nguồn cội và quan hệ huyết thống của mình, qua đó tăng thêm niềm tự hào đối với Tổ tiên, dòng tộc cũng như đối với đất nước, quê hương.. “Nước có sử, nhà có phả !” Lịch sử của đất nước ghi rõ từng thời kỳ với những con người, sự việc của nước nhà, còn gia phả tức là sử của một dòng họ thì ghi những việc thuộc dòng họ ấy, bắt đầu từ ông / bà tổ phụ mẫu, người mà những người đang sống biết được, ghi đầy đủ về tổ quán của ông / bà tổ ấy cho đến ngày nay; ghi các thành viên (hậu duệ) của dòng họ, thứ thế (đời), ngày sinh, ngày mất, ghi hành trạng của họ; ghi phả đồ, ngoại phả và phụ khảo. Đất nước trong giai đoạn không có sử gọi là huyền sử. Nhà không có phả gọi là huyền phả, tức tổ tiên, truyền thống dòng họ, con người, sự việc ở đây chỉ dựa vào ký ức và truyền khẩu, do vậy lâu ngày bị mai một. Có gia phả, mọi việc sẽ rõ ràng, chính xác, bền vững, khả năng lưu truyền mạnh mẽ, mau lẹ và đi xa hơn. Người “mất gốc”, không biết mình do ai sinh ra và gốc gác ở đâu, đây là hoàn cảnh đáng thương cô độc và quạnh quẽ. Người có gia phả sẽ tự tin, tự hào về truyền thống tốt đẹp, sáng lạng của dòng họ mình để củng cố niềm tin, vững bước đi lên trong mọi tình huống. Mong muốn thực hiện một cuốn gia phả của dòng họ Phạm Công đã có từ nhiều năm trước đây. Nếu các ông các bà còn nhớ, khoảng vài năm trước đây, cũng trong buổi lễ giỗ tổ dòng họ Phạm Công, khi sức khỏe còn tốt, cụ Phạm Công Hội (Đời thứ 6), trong bài phát biểu của mình, Cụ đã hỏi : Có ai biết được dòng họ hiện nay có bao nhiêu người không ? Có bao nhiêu cháu đang trong độ tuổi đi học không ? Câu hỏi của cụ khiến mọi người khi đó chỉ biết cười trừ mà không thể trả lời được. Và đó cũng là một trong những mong muốn chung của các cụ các ông các bà trong dòng họ. Muốn lưu lại cho các thế hệ sau một tài liệu mang tính lịch sử riêng của dòng họ. Dù hiện tại đã có trang web www.hophamhaiphong.com nhưng không phải lúc nào mọi người cũng có điều kiện lên website để tìm hiểu được. Chính vì vậy việc xây dựng bộ gia phả được in ra bằng giấy là bước tiếp theo trong hoạt động của dòng họ Phạm Công, thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng lên một cuốn gia phả, có cả các cách truyền thống, có cả cách mới như sử dụng phần mềm để xây dựng một cuốn gia phả của dòng họ. Sau khi nghiên cứu kỹ càng các công cụ tạo dựng gia phả thì Ban tổ chức dòng họ Phạm Công đã kết hợp giữa nhiều cách thức khác nhau để lưu lại cuốn gia phả của riêng mình. Kể từ đây mỗi người sẽ được gắn một ký hiệu mà không sợ trùng lặp. Khi một người trong dòng họ Phạm Công đọc ra ký hiệu của mình thì sẽ phân biệt ngay được người đó thuộc đời thứ mấy, ngành thứ mấy và là con trai thứ mấy trong dòng họ. Dưới đây là hướng dẫn việc đăng ký danh sách dòng họ Phạm Công: Mọi chi tiết vui lòng gửi email về địa chỉ: hophamhaiphong@gmail.com hoặc điện thoại vào số : 0943 866 833 (Phạm Công Lâm) để biết thêm chi tiết. ![]() ![]() |
GIA PHẢ HỌ PHẠM >
Gia phả họ Phạm Công
K3a. Gia đình Phạm Công Lâm (Đời thứ 9, ngành 3 dòng họ Phạm Công)
K3a. Gia đình Phạm Công Lâm (Đời thứ 9, ngành 3 dòng họ Phạm Công) ![]() ![]() |
I3a. Gia đình ông Phạm Công Hải (Đời thứ 8, ngành 3 dòng họ Phạm Công)
I3a. Gia đình ông Phạm Công Hải (Đời thứ 8, ngành 3 dòng họ Phạm Công) ![]() ![]() |
1-2 of 2